HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY

01/01/2011 || Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi và vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn, chuồng trại bị ô nhiễm.

NGUYÊN NHÂN
- Bệnh thường xảy ra ở bê non dưới 6 tháng tuổi, bò trưởng thành tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Bệnh hay xảy ra vào mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, mùa hè nóng ẩm sau những trận mưa rào làm chuồng trại và bãi chăn ẩm ướt, bị ô nhiễm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân:
       + Do vi khuẩn: E.coli, Lỵ, Amíp, Salmonella, Clostridium perfringens….
       + Do virus: thường là Parvo virus ở bê non.
       + Do ký sinh trùng: cầu trùng, giun đũa, sán lá gan, giun xoăn dạ muối khế….
       + Do nấm : thường gặp là Candida albicans.
       + Do thức ăn nhiều đạm, nhiều béo hoặc thức ăn ôi mốc…, hoặc thay đổi thức ăn đột ngột.

    

TRIỆU CHỨNG
Bê bị bệnh uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai, thức ăn ứ lại trong dạ dày, dạ lá sách bị cứng. Sau đó bê bị ỉa chảy, tùy theo nguyên nhân gây mà trạng thái phân khác nhau.
- Nếu do vi khuẩn: phân lỏng, có mùi xám xanh, vàng, mùi khắm, phân lầy nhầy lẫn bọt và màng ruột.
- Nếu do cầu trùng: phân sền sệt có nhiều niêm mạc ruột, lầy nhầy lẫn máu tươi hoặc màu nâu có mùi tanh.
- Nếu do giun đũa: thường gặp ở bê 1-2 tháng tuổi, phân lỗn nhổn, có màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng phân dính khuỷu chân, xung quanh hậu môn.
Khi bị ỉa chảy, bê mất nước nhanh, mắt trũng, da nhăn nheo và thường chết do mất nước và chất điện giải nếu không điều trị kịp thời.

TRỊ BỆNH
Để điều trị cần kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay thức ăn để có biện pháp điều trị thích hợp. Trước tiên cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Cách ly con bệnh, giảm hoặc ngừng ăn, bú hoặc cho ăn nhẹ thức ăn rễ tiêu như cháo gạo pha một chút muối, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
- Cho uống tự do Thuốc điện giải 100 g/5 lít nước để bù nước và cân bằng chất điện giải. Nếu bị tiêu chảy nặng cần truyền nước sinh lý (NaCl 0,9% hoặc dùng Ringer lactate) để chống mất nước, điện giải.
- Nếu tiêu chảy phân lẫn máu cần tiêm vitamin K để cầm máu.

- Nếu bệnh do nhiễm khuẩn hay kế phát nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh để điều trị, có thể dùng một trong các kháng sinh sau:
        + Hanceft:                           1ml/10 kgTT.Tiêm ngày 1 lần.
        + Han-Clamox:                  1ml/20 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
        + Clafotax-1:                lọ 1g/30 kgTT. Tiêm ngày 2-3 lần.
        + Enrotis-LA:   1ml/10 kgTT. Tiêm 1 mũi tác dụng 72 giờ.
        + Genorfcoli:                     1ml/10 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
        + Kết hợp tiêm thuốc bổ trợ sức, trợ lực: Han-Tophan, Multivit-fort, Bcomplex..

- Bổ sung vi sinh vật có lợi để cần bằng  hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, dùng: Han-goodway, Han-lacvet.


Liệu trình điều trị: 3-5 ngày liên tục.

- Nếu bệnh do kí sinh trùng cần tiến hành điều trị giống như các bênh kí sinh trùng.

PHÒNG BỆNH
Cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Phải cho bê bú sữa đầu càng sớm càng tốt sau khi sinh vì sữa đầu có hàm lượng kháng thể rất cao từ bò mẹ truyền sang, giúp bê con có sức đề kháng chống chịu bệnh tốt. Trước khi cho bú, cần vệ sinh bầu, núm vú hay dụng cụ cho bê bú.
- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thức ăn phải đủ dinh dưỡng, đúng tiêu chuẩn, không cho ăn thừa, thiếu chất, thức ăn bị ôi thui, nấm mốc.
- Luôn đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho bê, giữ ấm cho bê bằng đèn sưởi khi trời lạnh nhất là bê sơ sinh.
- Thường xuyên vệ sinh chồng trại sạch sẽ, định kì tiêu độc khử trùng bằng Han-Iodine 10%, diệt trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, mòng..) bằng Hantox-200.
- Định kỳ tẩy trừ giun, sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Tayzu, Hanmectin-100, Han-Dertril B....
- Thường xuyên bổ xung vitamin, khoáng chất, vi sinh vật có lợi vào thức ăn, nước uống để nâng cao sức đề kháng, dùng các sản phẩm: ADE, Hanmix-VK9, Bcomplex, Han-Lytevit C, Han-goodway.

Thông tin khác

TOP