BỆNH VIÊM LOÉT DA DO TỤ CẦU KHUẨN

BỆNH VIÊM LOÉT DA DO TỤ CẦU KHUẨN

01/02/2013 || (Exudative Epidermitis)

Nguyên nhân
- Do Staphylococcus hyicus- một loại tụ cầu khuẩn Gram(+), tương đối bền vững ngoài môi trường.
- Nhiễm khuẩn thường kém sau khi da bị trầy, cắn hay bị xước do rơm lót, mùn cưa cứng và bẩn gây tổn thương da. Ghẻ cũng là những tác nhân tiền phát bệnh.

 

Triệu chứng

- Bệnh thường thấy ở lợn khoảng 7 ngày đến 5 tuần tuổi. Lúc đầu, trên da ở vùng má, mông, đầu gối do cọ hay quỳ xuống nến, xuất hiện những nốt lốm đốm mảnh, nâu nhạt. Trong vòng 3-5 ngày, những nốt này lan ra khắp bụng, nách rồi trở nên thâm tím, có khi đen. Bề mặt da lở loét và bao phủ một lớp dịch rỉ nhờn nhờn, sau đông khô dính bết lông.
- Thân nhiệt không tăng và con vật không ngứa gãi.
- Viêm lở loét da có khi chỉ một vài đàn, nhưng có khi bị tất cả ở đàn lợn. Lợn nhỏ bị bệnh nặng trầm trọng hơn chiếm tới 90% và gây chết.
- Những đám lở có thể thấy ở lợn lớn, dịch rỉ nhờn nhờn sau đó loét ở vùng lưng, mông, tai bị teo. Lợn bệnh đau đớn da nhăn nheo, gầy yếu, giảm cân, chết. Bệnh có thể khỏi, song để lại những sẹo lớn trên thân thể.

Phòng và chữa bệnh

* Vệ sinh vùng da bệnh rồi dùng một trong các thuốc sát trùng nhẹ như:
         - Han-Iodine 5%-15ml pha loãng với 1 lít nước đun sôi để nguội để rửa những chỗ lở loét.
         - Derma-Spray - xịt một lớp lên vùng da bệnh. Ngày xịt 2 lần.
         - Dung dịch Rivanol 0,1-0,2%, Thuốc tím 0,2-0,5%, Xanh Methylen 2-5% bôi hoặc xịt lên vùng da lở loét.

* Trong môi trường hợp, vết thương rỉ dịch nhờn cần thiết bôi Mỡ Oxyt kẽm để hút dịch làm khô và nhanh lành bề mặt vùng da tổn thương.

* Có thể dùng các mỡ kháng sinh bôi: Mỡ kẽm Oxyd, Tetracylin hay các bột kháng sinh rắc lên vết thương...

* Phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời bằng các kháng sinh cho hiệu quả cao:

                - Hanstapen                             1ml/ 25kg TT, ngày một lần.
                - Hanclamox                               1ml/20kg TT, ngày 1 mũi.
                - Hanmolin LA               1ml/10 kg TT., 2 ngày tiêm 1 mũi.
                - Lincomycin 10%                                        1ml.10 kg TT.
                - Ampicillin                                       7-10mg/kg  TT., I.M.
                - Gentamicin 4%                                 1ml/6-8 kg TT. I.M.
                - Ampi-Kana                                             1g/50-60 kg TT.
                - Hanoxylin LA               1ml/10 kg TT., 3 ngày tiêm 1 mũi.
                - LinSpec 5/10                     1ml/10 kg TT., mỗi ngày 1 mũi.

* Cho lợn con nằm bằng lót chuồng mềm, tránh những sự cọ sát, xây xước. Chữa những vết thương hay ghẻ kịp thời. Nếu phát hiện con bệnh phải cách ly ngay và tiêu độc, sát trùng.

Thông tin khác

BỆNH VIÊM LOÉT DA DO TỤ CẦU KHUẨN
BỆNH HỒNG LỴ (30/12/2011)
BỆNH VIÊM LOÉT DA DO TỤ CẦU KHUẨN
BỆNH NGHỆ (30/12/2011)
TOP