BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI TRÙNG VỊT NGAN

30/12/2011 ||

Bệnh viêm gan siêu vi trùng vịt, ngan (VGSV, DH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut, lây lan mạnh. Có 3 type virut gây bệnh, độc lực mạnh nhất là type I và II.

Nguyên nhân

Bệnh viêm gan siêu vi trùng vịt, ngan (VGSV, DH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut, lây lan mạnh. Có 3 type virut gây bệnh, độc lực mạnh nhất là type I và II.

Virut có sức đề kháng cao với chất sát trùng. Trong lạnh và khô virut bảo tồn rất lâu.

Lứa tuổi mắc

Bệnh xảy ra ở vịt, ngan, ngỗng dưới 6 tuần tuổi. Nhưng mẫn cảm nhất, nặng nhất là thủy cầm 1-3 tuần tuổi. Thậm chí vịt mới nở 12 giờ đầu đã nhiễm. Vịt lớn >6 tuần tuổi không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Đường lây truyền

Bệnh lây qua tiếp xúc với vịt bệnh hay môi tr­ường. Virut xâm nhập qua đư­ờng tiêu hoá, hô hấp hay niêm mạc hở.

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 1-2 ngày.

Bệnh tiến triển nhanh, đột ngột. Lúc đầu, vịt bệnh không theo kịp đàn, chậm chạp rồi ủ rũ, bỏ ăn, khát nư­ớc. Sau đó mất thăng bằng lăn ra đất, đầu nghẹo lại đằng sau lư­ng (opisthotonus) kèm các cơn co giật, 2 chân đạp bơi chèo rồi liệt và chết.

Tỷ lệ bệnh và chết phụ thuộc ở lứa tuổi và type virut. Type I có độc lực cao nhất, gây bệnh và chết ở vịt, ngan, ngỗng con dưới 10 ngày tuổi có thể lên đến 90-100%.

Vịt chết có tư thế đặc trưng là chân duỗi thẳng, cổ rụt, đầu ngửa ra phía sau (như hình)

daithe2Bệnh tích

Bệnh tích đặc trư­ng ở gan sư­ng to, nhiều điểm xuất huyết lấm chấm hay thành từng đám màu đỏ sẫm hay đỏ tím trên bề mặt gan.

 Lách sư­ng, đôi khi có những điểm hoại tử trắng (nếu ghép với bệnh phó thư­ơng hàn).

Thận sư­ng, sung huyết có màu tím tái.

Chẩn đoán

Chủ yếu dựa vào dịch tễ, tuổi vịt và biến đổi bệnh tích điển hình: chỉ xảy ở vịt <6 tuần tuổi, nặng nhất <3 tuần tuổi (bệnh và chết 90-100% ở vịt, ngan dưới 10 ngày); bệnh xảy ra nhanh, đột ngột; nằm nghiêng một bên, co giật, đầu nghẹo lại đằng sau, hai chân duỗi thẳng khi chết; gan sư­ng to, xuất huyết tràn lan.

Cần phân biệt DH với bệnh dịch tả, thư­ơng hàn hay nhiễm độc mycotoxin (aflatoxin), đều có biểu hiện chết hàng loạt ở vịt con.

Với bệnh dịch tả (DTV, DE – Duck enteritis): DTV xảy ra ở vịt mọi lứa tuổi, thời gian nung bệnh dài hơn, vịt bệnh sư­ng đầu, đau mắt, liệt chân, cánh, tiêu chảy phân xanh hoặc phân trắng. Bệnh tích điển hình là xuất huyết toàn bộ dọc ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, hậu môn) kèm hoại tử; xuất huyết da, niêm mạc, t­ương mạc và các phủ tạng.

Với bệnh phó th­ương hàn (Salmonellosis): Bệnh do Salmonella gây tiêu chảy nặng như­ng có thể chữa khỏi bằng kháng sinh. Có thể phân lập salmonella trên môi trường thích hợp.

Với nhiễm độc Aflatoxin (Alfatoxicosis): Thủy cầm rất mẫn cảm với độc tố nấm mốc Aflatoxin. Độc cấp gây chết hàng loạt, nhưng không lây lan từ những đàn dùng thức ăn khác nhau. Gan sư­ng to, màu xám, nhưng không xuất huyết. Kiểm tra vi thể các tế bào gan bị phá huỷ nghiêm trọng.

Phòng bệnh

Dùng kháng thể Hanvet-K.T.V: Tiêm bắp hoặc dưới da

  • Vịt, ngan 1-7 ngày tuổi: 0,5-1 ml/con. Nếu uống dùng liều gấp đôi.
  • Có thể tiêm nhắc lại sau 10 ngày.

Tiêm phòng vacxin VGSVT cho vịt, ngan sinh sản.

Thuốc bổ nâng cao sức đề kháng: Hanminvit-super, Bcomplex, Han-Panic-200, Actiso...

Chữa bệnh

Tiêm ngay Hanvet-K.T.V

Vịt ngan d­ưới 2 tuần tuổi:    

Lần 1: 0,5-1 ml/con hoặc uống 1-2 ml/con

Lần 2: 0,5-1 ml/con sau 3 ngày

Vịt ngan trên 2 tuần tuổi:     

Lần 1: 1-2 ml/con

Lần 2: 1-2 ml/con sau 3 ngày.

Thuốc giải độc gan, thận: Thuốc điện giải, Hanpanic-200, Heparenol, Actiso

Thuốc bổ trợ sức trợ lực: Hanminvit-super, B-complex, Multivit-forte.

Nếu kế phát bệnh do vi khuẩn (E.coli, salmonella) cần kết hợp kháng sinh điều trị:

Tiêm Clafotax, Hanceft. Hoặc uống Hamcoli-Forte, Genta-Costrim hay Han-Ne-Sol, 3-5 ngày liên tục.

Vệ sinh khử trùng, tiêu độc chuồng trại, nguồn nước bằng Han-Iodine 10% hay Hankon, Chloramin…

Chăm sóc nuôi dưỡng và an toàn sinh học.

 

Thông tin khác

BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI TRÙNG VỊT NGAN
BỆNH THƯƠNG HÀN (01/01/2011)
BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI TRÙNG VỊT NGAN
BỆNH NẤM PHỔI (01/01/2011)
TOP