BỆNH DO LIÊN CẦU KHUẨN LỢN

BỆNH DO LIÊN CẦU KHUẨN LỢN

10/12/2021 ||

Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis – S. suis) có thể thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lợn sau cai sữa với triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm nội mạc tim, viêm phổi, viêm đa khớp và chết đột ngột.

Mô tả

Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis – S. suis) có thể thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lợn sau cai sữa với triệu chứng đặc trưng là nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm nội mạc tim, viêm phổi, viêm đa khớp và chết đột ngột.

Liên cầu khuẩn lợn gây thiệt hại đáng kể đến ngành chăn nuôi lợn ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.

S. suis còn gây bệnh cho nhiều vật nuôi khác, nhưng có ý nghĩa rất lớn với y tế cộng đồng, là bệnh lây từ động vật sang người qua tiếp xúc, đặc biệt khi sử dụng sản phẩn tươi sống từ lợn bệnh, gây các triệu chứng trầm trọng như: viêm màng não, xuất huyết tràn lan, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm khớp, tử vong cao. Serotype-2 là chủng chính gây bệnh chết người.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

S. suis là vi khuẩn Gram (+), không di động, với chuỗi dài ngắn khác nhau. Nó có vỏ bọc nên tránh được thực bào.

Có tới 35 serotype S. suis, nhưng phân lập từ lợn bệnh có 9 serotype (1-9). Trong đó, chiếm ưu thế và độc lực nhất là serotype-2. Serotype-2 sản sinh α-hemolysin độc cho niêm mạc, nội mạc, bạch cầu, gây bại huyết, xuất huyết, viêm não và hầu hết các cơ quan nội tạng lợn; serotype-14 gây viêm khớp.

Khả năng gây bệnh của Str. suis


Bệnh có tính địa phương. S. suis luôn sẵn có ở đường hô hấp trên, tuyến amidan và xoang mũi của lợn khỏe. Đường lây nhiễm chủ yếu qua miệng (ăn phải), mũi (hít vào), qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang trùng, qua vết thương, vật dụng, côn trùng...

Giai đoạn cai sữa hay tác động stress, bệnh kế nhiễm là cơ hội để vi khuẩn tăng sinh, tăng độc lực, gây bệnh. Bệnh thường cộng ghép với bệnh tai xanh, suyễn, tụ huyết trùng, APP, giả dại hay cúm lợn.

Vi khuẩn tăng sinh ở tuyến amidan và theo đường bạch huyết nhiễm khuẩn máu, vào não, khớp… S. suis vào máu chỉ sau vài giờ nhiễm và lợn chết chủ yếu do viêm màng não, suy đa phủ tạng, tổn thương màng nội mạc tim, mạch máu.

Viêm đa khớp  thường thấy ở lợn con khi nhiễm S. suis.

Cơ chế gây bệnh của S. suis

S. suis khá bền vững: trong phân đến 8 ngày, xác chết - 12 ngày, nước 50oC - 2 giờ.  Vi khuẩn mẫn cảm với các hóa chất sát trùng, tiêu độc thông thường. Đặc biệt rất mẫn cảm với các kháng sinh nhóm Penicillin và kháng sinh phổ rộng (Tetracyclin, Phenicol).

Triệu chứng

Tùy ở chủng, độc lực của vi khuẩn gây bệnh và tuổi lợn hay bệnh kế nhiễm mà biểu hiện các triệu chứng lâm sàng cùng biến đổi bệnh lý khác nhau.

Lợn ốm sốt cao 42,5oC, chết nhanh do suy truỵ tim. Nhiễm khuẩn máu gây tổn thương hầu hết các lục phủ ngũ tạng: viêm niêm mạc, màng thanh mạc, nội mạc, cơ tim, phổi, gan, thận, não và xuất huyết tràn lan. Lợn chết nhanh, thậm chí chưa biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Viêm màng não, thần kinh

Bại huyết. Da xuất huyết.

Những lợn bị nhiễm trùng máu thường chết nhanh, đột ngột, có khi chưa xuất hiện triệu chứng. Lợn viêm màng não với triệu chứng thần kinh, nằm nghiêng, chân đạp bơi, loạng choạng, co giật, mắt trợn ngược rồi chết sau khoảng 4 giờ. Nếu viêm đa khớp thì các khớp sưng đỏ, nóng, đi khập khiễng. Triệu chứng hô hấp thường thấy là viêm phổi phế nặng.

Viêm khớp chỉ thấy ở lợn nhỏ và ít thấy ở lợn lớn. Thường thấy viêm phổi phế, nhất là khi nhiễn S. suis thứ phát sau PRRS, THT, suyễn, Glasser’s, APP… tỷ lệ chết có thể đến 50%.

Biến đổi bệnh lý đại thể

Da lợn xuất huyết đỏ từng đám, các hạch lympho sưng to. Não phù nề đến nhũn não, viêm màng não kéo màng mủ. Nếu nhiễm khuẩn huyết thì lách sưng, xuất huyết lấm chấm trên thận, gan và viêm đa thanh mạc, nội mạc tim, van tim, cơ tim, màng tim. Viêm đa khớp thì các khớp và bao khớp sưng tấy, nóng, đỏ. 

Viêm Màng não Viem nội tâm mạc
Viêm màng não Viêm nội tâm mạc Viêm nhục phổi

Chẩn đoán

Có thể dựa vào dịch tễ, lịch sử bệnh, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể. Nhưng rất khó để phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt khi có bệnh cộng phát. Vì vậy, tốt nhất là phân lập, nuôi cấy và xác định vi khuẩn trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp PCR để khẳng định.

Điều trị

Chẩn đoán phát hiện sớm và can thiệp ngay chữa bằng kháng sinh tác dụng toàn thân (tiêm) thích hợp sẽ có kết quả lợn bệnh sống sót cao. Một khi đã biểu hiện triệu chứng thần kinh thì không thể chữa được, cần tiêu hủy và chôn, tiêu độc. S. suis mẫn cảm với các Penicillin, Cephalosporin và kháng sinh phổ rộng (TX, Phenicol)

Các thuốc chỉ định:

  • Penicillin 1 tr IU tiêm bắp cho 50-80 kg TT., 3 mũi/ngày, 3 ngày liên tục.
  • Stepen LA, tiêm bắp 1 ml/10-15 kg TT., nhắc lại mũi 2 sau 72 giờ.
  • Hanstapen, tiêm bắp 1 ml/10-15 kg TT./ngày, liên tục 3-4 ngày.
  • Hanflor 10%, tiêm bắp 1 ml/10 kg TT., nhắc lại mũi 2 sau 72 giờ.

Hoặc Hanmolin LA, Hamogen, Hanceft, Clafotax, Ampicillin, Hanoxylin LA, Ampi-Kana…

Kết hợp chữa triệu chứng: sốt, viêm (HetĐau, Hanalgin-C, Diclofenac); bổ sung thuốc bổ (Vit.B-Complex, Han-Tophan…) và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

Phòng bệnh

Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin và Vacxin liên cầu lợn. Vacxin phải phù hợp với chủng gây bệnh thực địa (ưu tiên vacxin nội, vacxin chuồng!). Cần thiết và hiệu quả là tiêm cho nái chửa để truyền kháng thể qua sữa đầu, phòng bệnh cho lợn con theo mẹ.

Khuyến cáo dùng một liệu trình 3-5 ngày kháng sinh thích hợp cho uống hoặc trộn thức ăn phòng cho lợn con lúc cai sữa, như: Genta-Costrim, Hamcoli-forte, Hanflor 4% hay Dolosin-200, Han-Ne-Sol.

Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học được đưa lên hàng đầu và loại trừ những tác động bất lợi, stress, nuôi chật chội, kém thông thoáng, độ ẩm cao và vệ sinh, chăm sóc tốt, nhất là giai đoạn rủi ro, cai sữa, thời tiết thay đổi… Kẹp cắt rốn và bẻ răng năng phải sát trùng bằng Han-Iodine 10% và nuôi nơi sạch sẽ, khô ráo, ấm áp, chiếu đèn hồng ngoại và đã tiêu độc khử trùng.

Phòng các bệnh tiền phát (suyễn, tai xanh, tụ huyết trùng, APP…).

Đảm bảo an toàn sinh học, định kỳ tiêu độc khử trùng môi trường nuôi bằng Hankon, Hanlusep BGF, Han-Iodine 10% hay Han-Iocid-30…

Thông tin khác

BỆNH DO LIÊN CẦU KHUẨN LỢN
Bệnh giun đũa (30/12/2011)
BỆNH DO LIÊN CẦU KHUẨN LỢN
BỆNH HỒNG LỴ (30/12/2011)
TOP