BỆNH GẠO LỢN

BỆNH GẠO LỢN

30/12/2011 || (Cysticercus cellulosae)

Nguyên nhân
- Sán dây ( T.solium) ký sinh trong ruột non của người dài 1,5-2m, có con dài đến 8m, nó gồm 800-900 đốt. Sán trưởng thành rụng dốt già cuối cùng, chứa đầy trứng theo phân ra ngoài và trở thành ấu trùng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và môi trường thích hợp. Lợn nuốt phải ấu trùng qua đường thức ăn, nước uống.
- Bệnh lợn gạo- Cysticer-cus cellulosae là bọc nhỏ, màu trắng, đường kính 5-18mm, chứa đầy dịch.
- Ký chủ trung gian của sán dây Taenia solium là lợn và cũng có thể là người. Ấu trùng của sán dây Taenia solium là ấu trùng lợn gạo ( Cysticercus cellulosae) có thể thấy trong hệ cơ vân, cơ tim và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

 

Triệu chứng
- Tùy theo mức độ, số lượng ấu trùng nhiều hay ít, lợn có biểu hiện những triệu chứng sau: Sốt nhẹ, kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn, dưới da và trong cơ có rất nhiều những nốt cục nhìn rất rõ, xung quanh những mạch máu, cơ nổi rõ như hạt gạo,mạch máu tắc nghẽn bởi nốt gạo. Lợn có thể bị tê liệt hay què, kiệt sức và chết tùy theo mức độ nhiễm bệnh.

Phòng và chữa bệnh
* Phòng bệnh:
- Người không được phóng uế bừa bãi phân phải được xử lý đúng cách trước khi sử dụng.
- Không được thả rông lợn. Thịt lợn gạo không được tiêu thụ và ăn. Khi phát hiện thịt lợn gạo phải xử lý đúng quy định.
- Không ăn thịt lớn tái, sốn hoặc ăn tiết canh lợn

* Trị bệnh:
- Bệnh lợn gạo không có thuốc chữa.
- Bệnh sán dây ở người có thể dùng Han-Lopatol, mỗi viên tẩy cho 5kg TT.; Mebendazol 10% với liều 250mg/ kg TT.; Niclosamid hay Praziquantel.   
- Một số sản phẩm như Arecolin và các bài thuốc dân gian cũng cho kết quả tẩy sán cao.

Thông tin khác

BỆNH GẠO LỢN
Bệnh giun đũa (30/12/2011)
BỆNH GẠO LỢN
BỆNH HỒNG LỴ (30/12/2011)
TOP