Bệnh Parvovirut (PPV)

Bệnh Parvovirut (PPV)

30/12/2011 || Bệnh truyền nhiễm ở lợn nái, gây đẻ ít con, bào thai cằn cỗi, teo, không phát triển hoặc lợn con đẻ ra yếu chết ngay hoặc còi cọc, nuôi không lớn

Nguyên nhân
- Parvovirut lợn là 1 loại virut nhỏ (20nm) không vỏ bọc AND. Virut bền vững ở môi trường pH rộng, tồn tại ở nhiệt độ 56 độ trong 2 ngày.
- Ở trại giống khi bị nhiễm bệnh thì hầu hết lợn nái đều bị mắc, đặc biệt là những lợn nái mới vào đẻ, lợn nái hậu bị. Lợn đực giống truyền virut qua tinh dịch và cũng là nguồn lây bệnh chính.

Triệu chứng
- Lợn nái đang chửa có thể trở lại động dục, không đẻ hoặc đẻ rất ít con. Lợn con sinh ra khô đét, chết ngay sau khi sinh, đôi khi sẩy thai là những triệu chứng chính.Tỷ lệ lợn đẻ thấp (36%), số con ít ( chỉ dưới 5 con) và có nhiều con chết ngay, yếu, khô.
- Lợn đực giống nhiễm virut không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cũng không ảnh hưởng đên chất lượng tinh nhưng là nguồn lây bệnh.

Phòng bệnh
* Tiêm phòng cho đàn lợn cảm nhiễm là cách tốt nhất tránh thiệt hại do bệnh gây ra. Tiêm bắp thịt vác-xin vô hoạt nhũ dầu ít nhất 2 tuần trước khi lợn động dục. Cũng có thể dùng vacxin sống.
* Lợn mẹ đã tiêm chủng đầy đủ có thể truyền kháng thể cho đàn con qua sữa đầu và kháng thể này bảo hộ được 4-6 tháng cho lợn con không phải dùng vác-xin. 
* Quy trình tiêm vác-xin phòng bệnh:
     - Đối với lợn hậu bị: Mũi đầu tiên khoảng 8 tuần trước khi động dục; mũi thứ 2 bổ sung khi 2 tuần trước khi động dục
     - Đối với lợn nái: Tái tiêm chủng thường kỳ muộn nhất 2 tuần trước khi động dục.
     - Đối với lợn giống: Mũi đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Tái chủng mũi thứ 2 sau mũi đầu 6 tháng. Sau đó cứ mỗi năm tái tiêm chủng 1 lần.

Thông tin khác

Bệnh Parvovirut (PPV)
Bệnh đậu lợn (30/12/2011)
Bệnh Parvovirut (PPV)
Bệnh giả dại (30/12/2011)
Bệnh Parvovirut (PPV)
Bệnh Parvo (01/01/2011)
Bệnh Parvovirut (PPV)
Bệnh suyễn lợn (01/01/2011)
TOP