Bệnh viêm vú

Bệnh viêm vú

|| Do nhiễm khuẩn qua các tổn thương ở bầu vú và núm vú, chủ yếu là do nhiễm các vi khuẩn : Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus, E.Coli. Nấm Cida albicans

NGUYÊN NHÂN:
Do nhiễm khuẩn qua các tổn thương ở bầu vú và núm vú, chủ yếu là do nhiễm các vi khuẩn : Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus, E.Coli. Nấm Cida albicans cũng gặp trong nhiều trường hợp viêm tuyến sữa. Bệnh cũng có thể do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.
Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tuyến vú qua các tổn thương ở bầu vú, núm vú do vắt sữa bằng máy, bằng tay không vô trùng sạch hoặc do bê, nghé con khi bú. Sữa là môi trường rất tốt cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra các ổ viêm phá hoại tổ chức tuyến sữa. Trong các trường hợp nặng, bệnh viêm vú có thể dẫn đến viêm phúc mạc kế phát và nhiễm trùng huyết.

TRIỆU CHỨNG:
- Viêm vú thể tương mạc: Vú bị sưng ở một thuỳ hay toàn bộ do vi khuẩn phát triển thành các ổ viêm. Con vật có phản ứng đau khi ấn mạnh tay vào bầu vú. Lượng sữa giảm rõ rệt ở thuỳ bị sưng. Khi bệnh lan rộng trong tuyến sữa sẽ thấy sữa loãng và có những hạt lổn nhổn.
- Viêm vú thể cata: Tế bào thượng bì biến dạng và bị tróc ra. Ổ viêm có dịch thẩm xuất, dịch này cùng với bạch cầu tạo ra một màng phủ trên niêm mạc đường tiết sữa. Khi vắt sữa màng này có thể tróc ra, lẫn vào trong sữa, tạo ra cặn sữa hoặc cục sữa vón. Đôi khi cặn sữa này làm tắc ống dẫn sữa. Bình thường thể viêm cata ít làm cho bầu vú sưng, nhưng làm cho núm vú to thêm do biểu bì dầy lên. Kiểm tra bằng tay sẽ thấy đầu vú và tuyến vú có những cục mềm bên trong.
- Viêm vú có mủ: Các vi khuẩn gây mủ tạo ra các ổ viêm lan tràn trong tuyến vú nên bể sữa, ống tiết sữa đều chứa mủ và dịch thẩm xuất. Con vật thể hiện triệu chứng toàn thân, sốt cao 40- 41oC, mệt mỏi, kém ăn. Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng thuỳ hay toàn bộ. Sờ tay thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau. Lượng sữa giảm hay ngưng hẳn. Sữa loãng, có màu hồng do sung huyết và xuất huyết tuyến sữa, sau đó sữa có lẫn các cục sữa vón và dịch mủ, màu vàng hay vàng nhạt.
Qua thời kỳ cấp tính bầu vú giảm hiện tượng sưng đỏ, giảm đau nhưng lượng sữa vẫn ít và loãng có các cặn mủ và nhớt, màu vàng nhạt.
- Viêm vú có máu: Các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết và tụ huyết. Bệnh thường ở thể cấp tính, sốt cao 40- 41oC kéo dài hàng tuần, mệt mỏi và kém ăn. Bầu vú sưng to một bên hoặc toàn thể. Trên bầu vú có từng đám tụ huyết màu đỏ sẫm. Con vật đau đớn khi ta ấn tay vào bầu vú. Lượng sữa giảm hoặc ngưng. Sữa loãng có màu hồng, có khi loãng như máu do xuất huyết trong tuyến sữa. Bệnh tiến triển nhanh, biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết và súc vật bệnh sẽ chết sau 7-9 ngày.
Có thể tóm tắt để chẩn đoán bốn thể viêm vú như sau :
- Viêm vú thể tương mạc: sốt nhẹ, sữa loãng, có vón nhẹ lổn nhổn.
- Viêm vú cata: tế bào thượng bì tuyến vú biến dạng, tróc ra, sữa loãng có cặn, sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Viêm vú có mủ: bầu vú sưng đỏ đau, sốt cao, sữa có mủ.
- Viêm vú có máu: bầu vú sưng có tụ huyết, sốt cao, sữa có máu.

PHÒNG BỆNH:
- Vệ sinh chuồng trại và rửa sạch bầu vú sau khi vắt sữa và hai chân sau bằng dung dịch Vimekon 1/200.
- Khi vắt sữa phải thao tác nhanh, không để tồn đọng sữa trong bầu vú.
- Dụng cụ vắt sữa phải cọ rữa sát trùng hàng ngày, tay người vắt sữa phải bảo đảm vệ sinh.

ĐIỀU TRỊ:

Thông tin khác

Bệnh viêm vú
BỆNH SÁN LÁ GAN (01/01/2011)
Bệnh viêm vú
BỆNH VIÊM PHỔI (01/01/2011)
TOP