BỆNH SÁN LÁ GAN

BỆNH SÁN LÁ GAN

01/01/2011 || Bệnh do sán lá Fasciola gigantica và F.hepatica ký sinh ở gan và mật, bệnh xảy ra ở hầu hết các loài thú kể cả người.

NGUYÊN NHÂN
- Bệnh sán lá gan ở bò do sán lá Fasciola giganticaFasciola hepatica ký sinh ở gan và mật gây ra. Kí sinh trùng có hình bầu dục, dẹt, như một chiếc lá, mầu nâu xám. Vật chủ trung gian của sán lá gan là ốc nước ngọt (ốc Limnea).

- Quá trình lây nhiễm bệnh cho bò như sau:
   + Khi sán lá trưởng thành, đẻ ra trứng, trứng theo đường mật vào ống tiêu hóa và được thải ra ngoài theo phân. Trong môi trường nước và nhiệt độ thích hợp trứng sẽ phát triển thành ấu trùng. Các ấu trùng này nhiễm vào ốc nước ngọt (ốc Limnea) và phát triển thành bào ấu, rồi vĩ ấu. Sau đó vĩ ấu rời khỏi ký chủ trung gian (ốc Limnea) có mặt trong môi trường nước, tại đây chúng chuyển thành thể gây nhiễm gọi là vĩ ấu bọc kén, thể này bám lên các cây sống trong nước hoặc cỏ ngập nước. Bò nhiễm bệnh khi ăn cỏ có vĩ ấu bọc kén bám, sau khi vào cơ thể bò, các vĩ ấu bọc kén phát triển thành các sán lá gan dạng non. Chúng di chuyển qua thành ruột và tấn công các nhu mô gan. Trong gan, sau khoảng 6- 10 tuần thì sán đạt đến độ trưởng thành và đẻ trứng vào ống mật, lại lặp lại một chu kì phát triển như lúc đầu. Bệnh thường phát mạnh vào những năm mưa nhiều và có những đợt lũ lụt, khi đó ốc phát triển mạnh và lây nhiễm cho bò.

   

TRIỆU CHỨNG

a.
Thể cấp tính: Bò bệnh bỏ ăn, chướng hơi dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân loãng xám có mùi tanh. Sau vài ngày, con vật bệnh nằm bệt không đi được và chết trong tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Thể này thường xẩy ra nặng ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi, do sức đề kháng kém và dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Salmonella,…


b.
Thể mn tính: Thường xẩy ra ở bò trưởng thành. Bệnh tiến triển theo 3 thời kì:

- Thời kì đầu, thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt.

- Thời kì thứ hai, bò có biểu hiện thiếu máu, gầy, hay khát nước, hơi sốt và thủy thũng nhẹ ở phúc mạc. Kết mạc mắt sưng và nhợt nhạt, mí mắt phù.

- Thời kì thứ ba, bò gầy rạc, những con có thai thường sảy thai hoặc đẻ non, bê non yếu ớt, nhẹ cân. Bò bỏ ăn, tiêu hóa kém, ỉa lỏng kéo dài. Triệu chứng đặc trưng là thủy thũng dưới hàm.

Thời gian tiến triển của bệnh rất thay đổi, nhưng ít khi kéo dài 6 tháng. Con vật chết do kiệt sức, không đau đớn và không co giật.


ĐIỀU TRỊ
Để điều trị dùng cần dùng các thuốc sau:

- Han Dertil-B: 1 viên/50 kgTT. Dùng 1 lần, cho ăn.

- Kết hợp thuốc bổ nâng cao sức đề kháng:
Han-Tophan tiêm bắp hoặc dùng Bcomplex, ADE,  Hanmix-VK9… trôn thức ăn.
Trong thời gian điều trị cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt.


PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh phòng bệnh:

    + Cần vệ sinh thức ăn, nuốc uống, bãi chăn thả đặc biệt là cỏ cho bò ăn, nên rửa và phơi khô trước khi cho bò ăn để hạn chế bò ăn phải mầm bệnh từ cỏ.

    + Ủ phân diệt chứng và ấu trùng  sán.


- Diệt ốc - kí chủ trung gian truyền bệnh: sử dụng sulfate đồng (CuSO4), pha thành dung dịch 3-4 0/00 và phun lên cây thủy sinh, cỏ mọc dưới nước để diệt các loài ốc Limnae. Thoát nước cho các bãi chăn sình lầy; nuôi thả, bảo vệ các loài động vật ăn ốc như vịt, chim.


- Chăm sóc nuôi dưỡng bò tốt để nâng cao sức đề kháng, thường xuyên bổ sung các vitamin, khoáng cho bò, có thể dùng các sản phẩm như: Han-Lytevit C,
Bcomplex, ADE, Hanmix-VK9

Thông tin khác

BỆNH SÁN LÁ GAN
BỆNH VIÊM PHỔI (01/01/2011)
TOP