Nguyên
nhân
- Leptospira spp. là xoắn khuẩn nhỏ( Sprirochaete)
gây bệnh ở lợn, trâu bò, chó mèo, chuột và cả người. Có nhiều chủng Leptospira
gây bệnh nhưng quan trọng nhất với lợn ở Việt Nam là: L.cani-cola,
L.icterohaemorrhagiae, L.grippotypho, L.pomona, L.bratislava, L.tarassovi,
L.mitis, L.australis.
- Xoắn khuẩn gây bệnh hủy hoại gan, phá hủy hồng cầu nên sinh
vàng các mô và dễ quan sát là các niêm mạc hở và da. Bệnh lây chủ yếu do chuột
bệnh thải xoắn khuẩn theo nước tiểu gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh lấy qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống, tiếp xúc
trực tiếp và qua những vết xước trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục. Xoắn
khuẩn tăng sinh và xâm nhập máu, gây bại huyết, hủy hoại gan, thận dẫn đến vàng
da. Với động vật chủ, xoắn khuẩn xâm nhập dạ con và bào thai và gây chết thai,
sẩy thai. Độc tố của xoắn khuẩn gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và gây
viêm não, màng não.
Triệu chứng
- Triệu chứng đặc trưng như: sốt cao cách quãng, viêm não màng
não, tổn thương gan nặng nề vàng da và chết ở lợn con, sẩy thai hoặc đẻ non ở lợn
nái.
- Có 3 thể của bệnh Leptospirosis: Thể á lâm
sàng, thể cấp tính và á cấp tính và thể rối loạn sinh sản.
* Thể á lâm sàng: Triệu chứng ít và khó phát hiện, nhưng khi xét nghiệm
huyết thanh học thì tỷ lệ dương tính phổ biến, có khi cả đàn bị nhất là lợn vỗ
béo và lợn hậu bị.
* Thể cấp và á cấp tính: Lúc đầu lợn bỏ ăn, nằm 1 chỗ, sốt nhẹ 40-40,5 độ
C và thân nhiệt lên xuống ngắt quãng 3-5 ngày, ỉa chảy nhưng không thấy triệu
chứng vàng da hay nước đái đỏ màu. Sau đó xuất hiện triệu chứng nặng điển hình
của vàng da, đái ra máu, xuất huyết và triệu chứng thần kinh, quỵ nửa thân sau,
viêm màng não, run rẩy, phù đầu, mắt nặng... tỷ lệ chết cao. Nếu lợn chửa thì bị
sẩy thai, lợn đực bao dương vật sưng to, lợn gầy rộc do bệnh kéo dài.
* Thể rối loạn sinh sản: Sẩy thai hay chết lưu thai, tỷ lệ con sơ sinh
chết cao cùng với sốt, mất sữa và vàng da ở lợn nái. Sẩy thai sau khi nhiễm vi
khuẩn 4-7 ngày.
Phòng và trị bệnh:
* Phòng bệnh:
- Tiêm phòng vác-xin chết cho lợn nái phòng sẩy
thai.
- Lợn con cần được tiêm đón đầu thời kì
6-10 tuần tuổi
- Tiêm vác-xin Leptospira lúc 4 và
10 tháng tuổi. Mỗi đợt tiêm 2 lần, cách nhau 1 tuần.
- Vệ sinh phòng dịch tiêu diệt chuột đặc
biệt khi có dịch.
* Chữa bệnh:
- Chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời và dùng các
kháng sinh nhóm Penicillin, Streptomycin, các chế phẩm chứa Tylosin,
Tiamulin sẽ có hiệu quả cao.
- Đặc trị bệnh này là sản phẩm AmTyO của
HANVET và tiêm liều 0,7-1ml/10kg TT.; Hanoxylin LA,
tiêm bắp liều 1ml/10kg TT., thuốc tác dụng kéo dài 72 giờ; Han-flor LA,
1ml/20kg TT.; dùng 1.000.000 IU Penicillin kết hợp 1 g Streptomycin
tiêm cho 50kg TT.
Phải điều trị liên tục 5-7 ngày mới có hiệu quả tốt.
- Kết hợp dùng các thuốc trợ lực: Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin C,
B-complex, Multivit-forte, ADE, Analgin, Cafein Na-Benzoat 20%