Bệnh CIRCOVIRUS

17/06/2021 ||

Hội chứng còi cọc ở lợn sau cai sữa

Mô tả bệnh

Hội chứng còi cọc (HCCC) do Circivirus sau cai sữa ở lợn (Porcine Circovirus Disease - PCVD) là bệnh truyền nhiễm có tính toàn cầu, do. Bệnh gây tổn thất kinh tế rất đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn.

Lần đầu được ghi nận ở Canada. Pháp cũng đã trải qua bệnh. Hiện nay bệnh có mặt ở hầu hết các châu lục. Người ta ước tính, những năm gần đây, riêng Châu Âu thiệt hại €600 tr./năm.

HCCC biểu hiện một loạt triệu chứng lâm sàng, ở nhiều cơ quan khác nhau từ da, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, thần kinh…

Lúc đầu, người ta gọi là PMWS (Post-weaning Multisystemic Wasting Syndrome – Hội chứng phá hủy đa hệ thống ở lợn sau cai sữa); rồi PDNS (Porcine Dermatitis & Nephropathy Syndrome – Hội chứng run, viêm da, suy thận) hay PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex - viêm hô hấp phức hợp); và cả rối loạn sinh sản.

PMWS th­ường gặp ở lợn con theo mẹ & lợn đàn.

Khó hiểu là, lợn mắc PMWS thì luôn (+) với PCV-2, như­ng không phải tất cả đàn (+) với PCv-2 thì có triệu chứng của PMWS.

Nguyên nhân

  • Circovirus là ADN virut, họ circoviridae. Có 2 type: PCv1 và PCv2.
  • PCv2 là chủng có độc lực, gây bệnh. Nhưng PCv1 không gây bệnh.
  • Virut khá bền vững ở môi tr­ường và không bị diệt bới một số chất sát trùng.

Dịch tễ & lây truyền

  • Lợn nhà, lợn hoang là vật chủ mẫn cảm tự nhiên sẩy ra quanh năm không phụ thuộc mùa vụ, khí hậu.
  • Đư­ờng lây nhiễm chính là tiếp xúc miệng-mũi và qua các chất thải của lợn bệnh. Nhiều tác giả cho rằng bệnh có thể truyền dọc từ mẹ sang con.
  • Mọi lứa tuổi đều nhiễm, nhưng biểu hiện bệnh rõ nhất ở lợn sau cai sữa, lợn đàn 6-9 tuần tuổi.
  • Điều kiện bất lợi, ATSH kém, lẫn đàn, chật chội, thông thoáng kém, bệnh nền, parvo… đều tác động phát bệnh và làm trầm trọng thêm.
  • Lợn bệnh thải virut qua phân, dãi, dịch mũi, tinh dịch. Khỏi bệnh vẫn thải virus đến 3-4 tuần.

Cơ chế gây bệnh

  • Virut tấn công, phá hủy hệ thống miễn dịch (giống PRRS!).
  • Các tế bào lympho-T, lympho-B bị phá hủy dẫn đến miễn dịch yếu, hệ thống phòng vệ của cơ thể giảm sút rõ rệt và con vật cảm nhiễm, nhiễm thứ phát nhiều bệnh, rối loạn nhiều chức năng, đa hệ thống, như PMWS, PDNS, PRDC...
  • Nái có miễn dịch sẽ truyền kháng thể thụ động qua sữa đầu cho lợn sơ sinh để phòng bệnh ở giai đoạn lợn con theo mẹ.

Triệu chứng

  • Lợn mọi mắc bệnh ở lứa tuổi. Rõ nhất ở 6-9 tuần tuổi.
  • Thời gian nung bệnh 10-14 ngày.
  • Con bệnh mệt mỏi, ít vận động, ăn ít, chậm chạp, tỷ lệ chết tuy không cao, nhưng còi cọc nhiều so với những lợn cùng lứa. Nhiều trường hợp kèm tiêu chảy, thở khó và triệu chứng run rẩy thần kinh.
  • Hạch nách, hạch bẹn sưng cứng, vàng da, đôi khi xuất huyết toàn thân.
  • Lợn bệnh gầy còm, vàng da, chết nhiều 48-72h sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng phức hợp.
  • Nái chửa sẩy hay thai chết l­ưu.

 

Lợn bị còi cọc so lợn cùng lứa  Viêm da toàn thân, tổn thương các nội tạng

                        

 Bệnh lý

  • Bệnh phá hủy toàn bộ tổ chức mô các hạch lympho.
  • Tổn thư­ơng hầu hết lục phủ ngũ tạng, tập trung ở phổi, thận, lách và hạch treo.
  • Hạch lympho s­ưng, cứng, mặt cắt trắng bệch.
  • Lách s­ưng, cứng.
  • Các tr­ường hợp đều tổn thư­ơng thận nặng: s­ưng, nhiều nốt hoại tử chấm trắng.
  • Thịt thân khô, vàng; ruột suất huyết.
  • Xoang ngực, xoang bụng tích dịch thẩm xuất.

Chẩn đoán

  • Dựa vào dịch tễ, lứa tuổi, triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý đại thể, nhất là hệ bạch huyết (hạch lympho, hạch treo ruột…).
  • Khi cần thiết có thể phân lập virut, xác định bằng PCR, RT-PCR.
  • Cần phân biệt với bệnh liên cầu khuẩn (Strep. Suis) ở lợn choai, tai xanh, parvovirus, bệnh nghệ (leptospirosis) hay cúm ở lợn.

Phòng & kiểm soát bệnh

  • Đảm bảo trại nuôi có hệ thống an toàn sinh học (ATSH) tốt, giảm các tác động stress, chăm sóc nuôi d­ưỡng
  • Tiêm vacxin Circovirus cho nái 3-4 tuần trước đẻ để có kháng thể bảo hộ lợn sơ sinh.
  • Nái hậu bị chửa, nên tiêm 2 mũi vào 6 và 3 tuần trước đẻ.
  • Tất cả lợn sơ sinh phải đư­ợc bú sữa đầu ngay sau sinh ra (trong vòng 12 giờ).
  • Có thể dùng kháng sinh (uống/tiêm) để chống vi khuẩn bội nhiễm, như: Hamogen, Stepen LA, Hanoxylin LA, Hanceft, Tylosin-200, Hanstapen. Các thuốc dạng bột trộng thức ăn hay pha nước uống (Hamcoli-Forte, Genta-Costrim, Hanflor 4%, Hanflor Oral…).
  • Tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng các bệnh đỏ: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Đóng dấu, Tai xanh (Vacxin Tụ-Dấu-Dịch tả, Vacxin tai xanh PRRS…).
  • Định kỳ dùng kháng sinh hay probiotic phòng bội nhiễm.

Biện pháp

  • Cách ly chuồng nuôi an toàn sinh học, kiểm soát người và phương tiện ra vào.
  • Thực hiện Nhập một lần – Xuất tất cả “All in – All out”.
  • Tiêu độc khử trùng định kỳ bằng Han-Iodine 10%, Hanlusept BGF, Iocid-30, Hankon... Luôn rắc vôi bột, thay/bổ sung hóa chất cho hố sát trùng chân, ủng, xe.
  • Tạo môi trường tiểu khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp trong chuồng nuôi.
  • Nâng cao sức đề kháng tổng thể bằng dinh d­ưỡng, bổ sung vitamins, khoáng vi l­ượng tùy theo giai đoạn và lứa tuổi lợn nuôi.
  • Sử dụng probiotic, các thuốc bổ gan, thận, điện giải…

Thông tin khác

Bệnh CIRCOVIRUS
BỆNH GIUN PHỔI (30/12/2011)
Bệnh CIRCOVIRUS
BỆNH GẠO LỢN (30/12/2011)
Bệnh CIRCOVIRUS
Bệnh giun đũa (30/12/2011)
TOP