Nguyên nhân
- Bệnh mạn tính, có thể không có triệu chứng nhưng gây sẩy thai hoặc
chết lưu thai ở lợn chửa. Bệnh ở con đực, vi khuẩn khu trú trong tinh hoàn và
các tuyến sinh dục lây nhiễm cho đàn nái.
- Do Brucella
suis, là vi khuẩn Gram(-), nhỏ, mảnh, hình que. Bệnh lây lan qua đường
miệng nhưng lây lan quan trọng là các con đực phối giống hay thụ tinh từ tinh
nhiễm Brucella suis. Con cái là nguồn mang bệnh, thải trùng và truyền bệnh mạnh.
Sau 1-2 tuần nhiễm, vi khuẩn vào máu, tồn tại ít nhất 5 tuần, sau đó khu trú ở
hạch lympho, khớp và các cơ quan sinh dục. Vi khuẩn thâm nhập vào bào
thai và gây chết thai, sẩy thai.
Triệu chứng
- Nếu lây nhiễm trong quá trình thụ tinh hay giao phối thì sẩy
thai sớm (con vật đang chửa động dục trở lại 5-8 tuần sau khi thụ tinh); nếu
nhiễm muộn hơn sau khi chửa thì thường gây chết lưu thai, sẩy thai, đẻ non hoặc
đẻ ra con non yếu, tỷ lệ chết cao, khó nuôi...
- Nhiều dịch khí hư lẫn máu đỏ chảy ra từ âm đạo và kèm viêm tử cung.
- Ở con đực, tinh hoàn viêm sưng tấy, viêm bao chứa tinh trong vòng khoảng
7 tuần sau khi nhiễm và sau đó teo tinh hoàn khoảng tuần thứ 18.
- Xương và khớp có thể bị ảnh hưởng và con vật bị liệt nửa phần sau, đi
lại khập khiễng.
Phòng và chữa bệnh
- Tiêm chủng vác-xin định kỳ. Kiểm tra tất cả lợn giống bằng phương pháp
huyết thanh học
- Tẩy uế, sát trùng chuồng trại bằng HanIodine 10%, Hankon…
- Dùng các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, đặc biệt la các phối hợp các
kháng sinh tiêm như: Hanclamox, Hanoxylin LA, Hanflor LA, Hanmolin LA, LinSpec
5/10, AmTyO, Tiamulin 10%, Han-D.O.Clor, Hansuvil-10....
- Nếu gia súc bị sẩy thai, phải kiểm tra, xét nghiệm và đặc biệt khi có
dịch lẫn máu, mủ âm đạo phải sử dụng Han-Prost
tiêm 0.7 -1 ml/con, thụt rửa bằng Han-Iodine và đặt viên Han-V.T.C
hay bơm các kháng sinh vào trong tử cung.