Rối
loạn sinh sản là một trong những bệnh rất hay gặp ở chăn nuôi gia súc sinh sản.
Nguyên nhân gây rối loạn sinh sản có thể do các nguyên nhân sau: + Do di truyền, dị hình ở tử cung hay buồng
trứng.
+ Do chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng kỹ
thuật như: Dinh dưỡng không cân đối, thiếu chất khoáng và vitamin; ít cho bò
cái vận động, không tiếp xúc với bò đực.
+ Mắc các bệnh về đường sinh dục hay các
bệnh truyền nhiễm mạn tính như: Viêm tử cung, âm đạo, buồng trứng; bệnh, bệnh sảy
thai truyền nhiễm, ....
+ Do bò cái già, hết khả năng sinh sản.
+ Do rối loạn điều tiết hormon sinh sản, chủ yếu là rối loạn các hormon FSH và LH
hoặc hormon kích thích thùy trước tuyến yên của vùng dưới đồi Gonadorelin
(GnRH), thường xẩy ra trong các trường hợp: u nang buồng trứng, thiểu nang buồng
trứng, thể vàng tồn lưu.
Sau đây là một số bệnh rối loạn sinh sản thường gặp
trên bò sữa: Là trường hợp bò cái đến tuổi thành
thục (14 tháng tuổi trở lên) mà không thấy động dục hoặc có động dục phối giống
đúng thời điểm nhưng không thụ thai. Bò cái sau khi sinh trên 3 tháng mà không
lên giống hoặc có lên giống nhưng phối giống nhiều lần không đậu thai.I.
Đối với bò cái tơ1. Nguyên nhân: Có thể là do bộ máy
sinh dục phát triển không bình thường (buồng trứng, tử cung kém phát triển, có
khối u trên buồng trứng…), có thể do viêm nhiễm đường sinh dục (viêm âm đạo, tử
cung, buồng trứng…) hoặc do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc không tốt bò còi cọc
như thiếu khoáng, vitamin (Photpho, Selenium, đồng, kẽm, Vitamin A,D,E…), ít
được vận động, không tiếp xúc với bò đực.2.Biện pháp xử lý:- Để xử lý cần tìm hiểu quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, nếu tình trạng này xảy
ra ở một số cá thể thì có thể là do những bất thường ở bộ máy sinh dục, còn nếu
có nhiều cá thể mắc phải (trên 50 % số bò cái sinh sản trong trại), thì cần lưu
ý đến các yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại hoặc bệnh truyền nhiễm.- Đối
với trường hợp không động dục do khiếm khuyết cơ quan sinh dục (không có tử
cung hay tử cung bị dị dạng, kém phát triển; không có buồng trứng hay buồng
trứng kém phát triển) cần phải loại bỏ những gia súc này.- Nếu
do mắc các bệnh nhiễm đường sinh dục (viêm âm đạo, tử cung, buồng trứng…) hay
các bệnh truyền nhiễm tiến hành điều trị bệnh sớm và rứt điểm.- Nếu
do quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật cần tiến hành điều chỉnh
lại cho phù hợp. Cần bổ sung khoáng, vitamin: dùng Han-mix VK9 bổ sung vào khẩu phần, tăng cường cho vận
động, tiếp xúc với đực.- Kết
hợp với sử dụng các hormone sinh sản để điều tiết: Tiêm bắp: + Ostradiol 10 ml + Han-Prost 2 ml +
Vitamin
ADE 10 ml- Sau khi tiêm động dục sẽ xuất hiện,
kiểm tra chất lượng động dục để quyết định phối. Tốt nhất nên bỏ không phối lần
động dục này, chờ đến ngày thứ 18 tiêm hormon Gonadorelin 2,5 ml, sau 2
ngày tiêm 2 ml Han-Prost sau 2 ngày cho
phối tinh.II. Đối với bò cái đã trưởng thành1. Nguyên nhân: Do quá chú trọng đến việc khai thác sữa mà không cung
cấp dinh dưỡng đủ, cân đối cho việc hồi phục hoặc không cung cấp đủ dinh dưỡng
trong thời kỳ cạn sữa do tâm lý sai lầm là "sợ cho bò ăn cám hỗn hợp trong
giai đoạn cạn sữa sẽ làm thai to, bò đẻ khó", do bò cái ít được vận động.
Một nguyên nhân khác là cung cấp quá nhiều thức ăn tinh, bã bia, xác mì, tỷ lệ
thức ăn tinh trên thô không phù hợp trong quá trình chăn nuôi. Cũng có thể do
các viêm nhiễm từ lần sinh sản trước (viêm tử cung, âm đạo, buồng trứng...) mà
không được điều trị triệt để. 2. Biện pháp xử lý:- Để xử lý trước hết người chăn nuôi cần kiểm tra và
điều chỉnh quy trình chăn nuôi của mình, kiểm tra đường sinh dục xem bò bị mắc
bệnh gì (viêm đường sinh dục, tồn lưu thể vàng, u nang, thiểu năng buồng
trứng…) để có quyết định điều trị phù hợp. Cần lưu ý là việc phát hiện chính
xác thời điểm lên giống để phối giống đúng thời điểm góp phần quan trọng vào
kết quả đậu thai, nên người chăn nuôi cần ghi chép vào sổ sách các thời điểm
như ngày sinh, ngày lên giống kỳ trước, tình trạng bệnh sau khi sinh (viêm tử cung,
âm đạo, viêm vú…), dự đoán ngày lên giống (sau khi sinh 45- 60 ngày) để tập
trung quan sát (nhất là vào ban đêm) báo cho dẫn tinh viên kịp thời phối giống.___________________________________________________________
* Can thiệp trong trường hợp bò bị
bệnh U nang buồng trứng:
- Khi trứng chín nhưng thiếu hormon LH
(Luteinizing Hormon) , trứng
sẽ không dụng và tạo u nang, cường tiết Oestrogen gây rối loạn động dục, cường dâm, ức chế
tiết hormone GnRH (Gonadorelin), không dụng trứng, không đậu thai. - Để
chẩn đoán bò bị u nang buồng trứng cần tiến hành khám qua trực tràng, đây là
một phương pháp hữu ích để xác định bệnh ở các cơ quan sinh sản ở bò. Tuy nhiên,
phương pháp này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người kỹ thuật viên khi sờ
khám. Do đó, phương pháp này đòi hỏi người khám phải có kinh nghiệm và kiến
thức, tuy vậy kết quả sờ khám vẫn mang tính chất chủ quan.Biện pháp can thiệp như sau:- Phác đồ 1:
+ Tiêm Gonadorelin liều 5 ml, 2 lần cách nhau 7 ngày.
+ Ngày thứ 9: Tiêm 2 ml Han-Prost.
Sau 36-40 giờ thụ tinh.- Phác đồ 2: + Ngày 1: Đặt vòng
CIRD và tiêm 5 ml Gonadorelin. + Ngày 7: Bỏ vòng CIRD và tiêm 5 ml Gonadorelin.Ngày 9: tiêm 2 ml Han-Prost. Sau 36-40 giờ phối tinh.* Can thiệp trong trường hợp bò bị
bệnh thiểu năng buồng trứng:
Do dinh dưỡng kém hoặc bò bị mắc các
bệnh mạn tính làm cho buồng trứng nhỏ, trơn, nên không động dục, động dục mờ,
không có trứng rụng. Biện pháp can thiệp như sau:- Chữa các bệnh
mạn tính, điều hòa dinh dưỡng: Bổ sung vitamin A, E, khoáng vi lượng Ca, P, Mn,
Mg, Se…Có thể dùng các sản phẩm như: Hanmix-VK9, Hanminvit-super, ADE
trộn vào thức ăn thường xuyên.- Sử dụng hormone sinh sản: Tiêm 2 ml Gonadorelin, 2 lần cách nhau 7 ngày. Ngày
thứ 9: tiêm 2 ml Han-Prost (PG F2α). Sau 36-40 giờ thụ tinh.____________________________________________________________
* Can thiệp trong trường hợp bò bị
bệnh thể vàng tồn lưu:
Khi thể vàng tồn lưu sẽ tiết hormon Progesteron
nên ức chế tiết Gonadorelin
(GnRH) làm cho bò không động dục hoặc động dục mờ, không rụng trứng, không
thể thụ thai. Khám qua trực tràng, buồng trứng có thể dẹt, nhũn, biến dạng hình
củ lạc. Biện pháp can thiệp như sau:
- Phác đồ 1:
+ Ngày
1: Tiêm 2 ml Han-Prost và 2,5 ml Gonadorelin.
+ Ngày 7: Tiêm 2,5 ml Gonadorelin. Sau
36-40 giờ thụ tinh.
|
- Phác đồ 2:
+ Ngày 1: Đặt vòng CIRD và tiêm 2,5
ml Gonadorelin.
+ Ngày 7: Tiêm 2,5 ml Gonadorelin.
+ Ngày 9:Tiêm 2 ml Han-Prost. Sau 36-40 giờ thụ tinh.
|