Nguyên nhân:
- Hyostrongylus rubidus là giun tròn, thuộc nhóm giun lươn hút máu, ký sinh trong dạ dày lợn. Con lớn nhất dài 10mm, thân mảnh, màu đỏ ( là loài hút máu) và chúng ký sinh trong màng nhày dạ dày. Trứng mảnh, hình quả nhót và có đặc trưng trứng của nhóm giun lươn.
- Gnathostoma hispidum lớn hơn H.rubidus. Con đực dài 15-25 mm, con cái dài 22-45 mm. Toàn thân con giun phủ một lớp lông gai. Giun trưởng thành bám sâu trong màng nhày cơ của dạ dày, tạo thành một ổ trong chứa đầy dịch đỏ hồng và vùng mô xung quanh bị viêm tấy. Con cái đẻ trứng qua ống ruột tới phân, trứng phát triển trở thành ấu trùng thông qua ký chủ trung gian rồi gây nhiễm ở lợn mới.
Triệu chứng:
Bệnh do H.rubidus chủ yếu ở lợn nái. Con bệnh bị giảm cân, gầy yếu, các niêm mạc trắng bệch biểu hiện của bệnh thiếu máu trầm trọng. Trường hợp mạn tính, con vật ủ rũ, ít vận động và kém ăn. Lợn nái bị mắc bệnh giun trông cằn cỗi, giảm tỷ lệ đẻ con, chậm động dục và đẻ con nhỏ hơn bình thường 15-20%.
G.hispidum ký sinh chủ yếu ở 1/3 phần trên của dạ dày, gây viêm loét, làm tổn thương thành dạ dày. Dạ dày có nhiều vết loét sung huyết từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Lợn kém ăn, gầy yếu và tăng trọng chậm, trường hợp nhiễm nặng có thể gây tử vong.
Phòng trị:
Sử dụng các thuốc tẩy giun thông thường có thể cho kết quả tốt:
- Levasol 7,5% 1ml/10 kg TT., tiêm dưới da.
- Mebendazol 10% 4g/30-40 kg TT. uống hoặc trộn TĂ.
- Hanmectin-25 1,2ml/10 kg TT., tiêm dưới da.
- Hanmectin-50 1ml/16 kg TT., tiêm dưới da.
Trong trường hợp bị viêm loét nặng do nhiễm khuẩn thứ phát cần tiêm kết hợp các loại kháng sinh:
- Ampi-Kana 15mg/ kg TT., I.M.
- Ampicillin 7-10mg/kg TT, I.M, 2 lần/ ngày.