Nguyên
nhân
- Do 1 số chủng E.coli nhất định, có yếu tố bám F107
và mang các kháng nguyên O138 K81, O139 K82, O141 K85 và O145 K85 có đặc
tính kháng nguyên khác hẳn với các chủng gây bệnh ỉa phân trắng và đều là các
chủng dung huyết mạnh. Ngoài ra tách mẹ, tay đổi thức ăn đột ngột, strees,
kháng thể thụ động truyền từ mẹ giảm, thiếu Vitamin PP, Vitamin B5, Fe;
chuồng trại ẩm thấp, nhiễm virut và vi khuẩn....đều là những yếu tố làm cho E.coli
phát triển mạnh và có khả năng bám dính, gây bệnh.
- Verotoxin làm thay đổi tính thẩm thấu của thành
mạch ngoại vi, gây phù thũng hầu hết các cơ quan (ruột, màng treo, hạch lympo,
phổi, dưới da, não bộ..) Nếu xảy ra trên não, gây chèn ép não bộ và lợn có triệu
chứng thần kinh.
Triệu chứng
- Bệnh xuất hiện trong khoảng 10 ngày sau cai sữa và ở một
vài lợn to, khỏe nhất đàn với tiếng kêu khác thường. Lúc đầu 1 số chết đột ngột,
1 số có triệu chứng rối loạn thần kinh. Lợn bệnh lù dù, đi lại mất thăng bằng,
nằm nghiêng một bên chân bơi chèo rồi bất tỉnh và chết trong 4-36 giờ.
- Phù thũng chủ yếu ở vùng đầu như mí mắt, mõm, vùng hầu
và làm thay đổi tiếng kêu của co vật, dẫn đến những triệu chứng thần kinh; đi lại
không định hướng, những cơn co giật, đâm đầu vào tường, 2 chân sau liệt. Bệnh
diễn biến nhanh trong 24 giờ, chết đột ngột, tỷ lệ cao 40-90%, thậm chí 100%.
Phòng và điều trị:
* Phòng bệnh:
- Dùng vacxin Hanvet Tobacoli và kháng
thể Hanvet KTE hi là cách duy
nhất để giảm thiệt hại của bệnh này:
+ Tiêm vacxin Hanvet Tobacoli cho lợn con từ ngoài 14 ngày tuổi, tiêm dưới
da liều 1ml/con, tốt nhất là tiêm nhắc lại lần 2 sau khi tiêm lần một 7-10 ngày
để tạo miễn dịch vững chắc. Tiêm cho lợn mẹ mang thai thời điểm trước khi sinh
3-5 tuần, liều 2ml/con.
+ Cho lợn con uống ngay kháng thể
Hanvet KTE hi trong vòng 24
giờ đầu sau sinh, uống nhắc lại khi lợn con được 3 ngày, 10 ngày tuổi cùng với
lịch tiêm bổ sung Fe, uống liều 1-3ml/con. Tiêm phúc xoang cho lợn con trước
khi cai sữa với liều 0,3-0,5ml/con, nếu cho uống thì dùng liều gấp đôi tăng cường quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ
sinh thức ăn, nước uống; tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng , Han-Iodine; vệ
sinh thú ý cho lợn nái trước và sau khi đẻ, chuồng cao, khô, sạch sẽ, ấm áp,
thoáng mát.
- Cần cho lợn cao tập ăn càng sớm càng tốt lúc 2 tuần tuổi bằng những thức ăn
thích hợp và cai sữa vào tuần thứ 3.
- Có chế độ thức ăn thích hợp cho lợn sau cai sữa như: giảm chất tinh bột và khẩu
phần đạm của lợn con cai sữa. Bổ sung đầy đủ các loại Vitamin A, PP, B5.
Tiêm Fe-Dextran cho lợn mẹ trước khi đẻ 7-8 ngày và lợn con sơ sinh ( 3-5
ngày tuổi). Thay đổi thức ăn cho lợn con phải thay đổi dần dần không nên thay đổi
quá đột ngột, lợn dễ mắc các bệnh đường ruột.
- Dùng kháng sinh trong vòng 3 ngày liền sau khi cai sữa để phòng đón đầu bệnh:
Hanmycin-100, Tetraberin Vit.BC, Genta-Costrim, Hamcoli-forte, Hamenro-C,
Enrotril-100, Trị lỵ ỉa chảy, Han-Ne-Sol...
- Cho lợn con sơ sinh uống mỗi con 2ml HANVET-K.T.E HI, hoặc 2-3ml Spectinomycin
5%, càng sớm càng tốt sau khi đẻ ra sẽ là một biện pháp phòng bệnh tốt.
- Trộn Hanmycin-100, Colistin-200, Hanminvit-super, Hanmix-VK-9 vào thức
ăn cho lợn ăn liên tục từ 5-7 ngày trước và trong giai đoạn cai sữa.
- Cách ly lợn ốm, có chế độ chăm sóc riêng.
* Chữa bệnh:
- Lợn khó thoát chết khi đã biểu hiện triệu chứng thần kinh
hay phù nặng. Cách ly riêng con ốm, chữa bệnh đón đầu toàn đàn bằng:
+ Hiệu quả nhất là dùng kháng thể HANVET-K.T.E.HI tiêm phúc
xoang với liều: 0,3-0,5 ml/kg TT, tối thiểu 1ml/con. Mỗi ngày tiêm 1 mũi và
dùng liên tục 2-4 ngày.
- Khi trong đàn mới xuất hiện lợn
phù đầu thì can thiệp ngay bằng kháng sinh cũng có hiệu quả nhất định:
- Hamcoli-S 1ml/10 kg TT., mỗi ngày tiêm 1 mũi.
- Hanmolin
LA
1ml/10 kg TT., 2 ngày tiêm 1 mũi.
- Hanflor LA
1ml/20 kg TT., 2 ngày tiêm 1 mũi.
- Dùng 1 số thuốc để chữa triệu chứng: Tiêm Magnesi sulfat
30%, liều 5-7 ml/10 kg TT. hay Urotropin để giảm huyết áp, hạn chế
phù thũng. Cho lợn nhịn đói hay hạn chế khẩu phần ăn.
- Kết hợp dùng thuốc bổ, hỗn hợp các vitamin, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng: + Han-Lacvet
4g dùng cho 10-12 kg TT.
+ HanGoodway 500g/
250 kg thức ăn.